Quy trình tinh chế tổ yến đảm bảo chất lượng

Ngày đăng: 09:53 AM, 01/04/2024 - Lượt xem: 195

Yến sào hiện nay được nhiều người chọn lựa để chăm sóc sức khoẻ. Tuy phổ biến là vậy, nhưng không phải ai cũng biết được quy trình chế biến yến sào là như thế nào.

Quy trình tinh chế làm sạch lông tổ yến sào

------------------------------------

Bước 1: Phân loại và kiểm tra chất lượng yến sào thô

Yến sào thô được thu hoạch trong thiên nhiên và tại những nhà nuôi yến, yến . Sau đó, yến thô được đóng gói và vận chuyển về cơ sơ sản xuất của Yến Sào Cung Đình. Ở đây, yến sào sẽ được phân loại chất lượng theo “tỉ lệ vàng” và “tỉ lệ kim cương” nghiêm ngặt dựa trên độ dày, màu sắc và lượng tạp chất có trong tổ yến. Sau bước phân loại, yến sào sẽ được sắp xếp và lưu trữ trong kho đảm bảo vệ sinh.

Bước 2: Làm sạch và loại bỏ hết các tạp chất

Yến Sào Cung Đình đến tay khách hàng phải là sản phẩm sạch, an toàn và dinh dưỡng nhất. Do đó, tất cả các nhân viên sơ chế yến sào đều phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện bài bản. Đội ngũ nhân viên cũng được trang bị quần áo, dụng cụ bảo vệ đầy đủ. Đồng thời, những vật dụng được dùng trong khâu sơ chế yến sào đều phải được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ.

Yến sào thô được ngâm trong nước lọc cho mềm, đến khi sợi yến tơi ra. Tùy theo độ dày, mỏng của yến sào mà thời gian ngâm kéo dài 20-25 phút. Yến sào được cho qua nước nhiều lần nhằm loại bỏ hết lông măng. Sau đó, nhân viên sơ chế vớt yến ra ngoài để nhặt các sợi lông còn sót và tạp chất khỏi yến sào. Quan trọng nhất là phải chú ý thời gian ngâm yến sào. Nếu ngâm quá ít, yến sào chưa đủ mềm sẽ khó loại bỏ hết tạp chất trên sợi yến. Còn ngâm quá lâu thì sẽ dễ làm mất đi các khoáng chất có sẵn trong yến sào.

Đây là giai đoạn quan trọng và công phu nhất, quyết định đến chất lượng của yến sào. Trải qua bước sơ chế đầu tiên, yến sào sẽ được các thợ yến tỉ mỉ nhặt sạch từng tạp chất và từng chiếc lông tơ nhỏ. Trung bình, cứ 100g yến thì một người thợ yến phải mất đến 12 tiếng đồng hồ mới nhặt sạch hết mọi lông tơ tạp chất trong yến sào. Bên cạnh đó, người thợ đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ, tỉ mỉ và cẩn thận từng tí một.

 

Bước 3: Ép khuôn 

Yến sào sau khi làm sạch hoàn toàn sẽ được đem đi ép vào khuôn tạo thành tổ. Thông thường, cứ 130g-150g yến sào thô (tùy thuộc vào chất lượng) thì có được 100g yến sạch. 100g yến sạch có thể tạo được 10 đến 12 tổ.

Bước 4: Sấy khô 

Yến sào sau khi tạo thành tổ sẽ được đưa vào máy sấy lạnh. Công đoạn sấy lạnh vừa giúp yến khô nhanh, vừa đảm bảo được hương vị đặc trưng của yến sào. Yến sào sẽ giữ được màu sắc tự nhiên cũng như các chất dinh dưỡng. Yến sào sau khi sấy lạnh sẽ có hình dạng cánh sen rất đẹp mắt.

Bước 5: Bảo quản

Quá trình lưu trữ yến cũng là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất yến sào. Yến khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Quá trình bảo quản cũng cần tránh nơi hầm nóng phòng vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Yến khô nên được sử dụng tốt nhất trong vòng 2 – 3 năm sau ngày sản xuất để đảm bảo an toàn và lượng dinh dưỡng ổn định.

 

Quy trình sản xuất yến sào tưởng đơn giản. Bởi vì không qua các công đoạn sử dụng chất phụ gia hay chế biến phức tạp. Nhưng ngược lại đòi hỏi khéo léo rất nhiều. Để không chỉ hạn chế hao hụt lượng yến. Mà còn giữ được dưỡng chất dồi dào và hương vị hấp dẫn.