Đặc điểm của Chân Yến Thô (Còn Lông)
- Chân yến hay còn gọi đẩy đủ là chân tổ yến chính là phần rìa hai bên mép của một tổ yến. Phần rìa này thường rất cứng, vì đây chính là phần tiếp giáp với bề mặt hang để chim yến làm tổ.
- Chân yến được khai thác tại vùng ven biển Khánh Hòa (tổ yến Khánh Hòa là tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng cao nhất cả nước, không bị tanh nồng khi chế biến và cho sợi yến dai chắc vượt trội các loại tổ yến khác)
- Do được hình thành đầu tiên nên chân yến có độ tuổi cao nhất, có thể nói đây là phần già nhất của một tổ yến, vì vậy chân yến được đánh giá khá cao về mặt dinh dưỡng, là phần có giá trị dinh dưỡng cao nhất trên toàn bộ tổ yến.
- Chân yến còn lông sau khi thu hoạch sẽ chưa trải qua bất kỳ công đoạn sơ chế nào. Do đó, chân yến chưa loại bỏ tạp chất, bụi và lông ở tổ yến. Yến nguyên tổ có mùi tanh nhẹ. Được tiệt trùng bằng đèn cực tím trước khi đóng hộp.
- Chân yến rất giòn, khi ăn có độ dai hơn. Chân tổ yến sau khi chưng sẽ nở nhiều nhất so với các phần khác, vì thế sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí nếu mua sử dụng cho cả gia đình. Tuy nhiên, bề mặt chân yến thô ráp, sợi ngắn, không dài như sợi tổ yến nên không bắt mắt.
- Đối với loại yến thô, khách hàng nên có kỹ thuật và kinh nghiệm làm sạch yến để tránh việc yến bị giảm chất lượng và mất đi các hàm lượng dinh dưỡng sau quá trình làm sạch.
Đối tượng sử dụng
- Phụ nữ (cải thiện sắc vóc, giúp da dẻ hồng hào chống lão hóa,…).
- Phụ nữ mang thai (từ tháng thứ 3 trở đi) và sau khi sinh.
- Trẻ em (trên 1 tuổi).
- Thanh thiếu niên bồi bổ sức khỏe thể chất, trí não.
- Người lớn tuổi.
- Người lao động nặng, căng thẳng.
- Người suy nhược cơ thể.
- Người mới ốm dậy, người sau phẫu thuật và cần bồi bổ để hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Cách làm sạch chân yến thô
- Bước 1: Ngâm chân yến vào nước trong thời gian khoảng 90-120 phút cho đến khi yến tơi ra.
- Bước 2: Xé tơi chân yến, tách chân yến thành từng thớ nhỏ sau đó cho thêm nước vào rồi khuấy đều để phần lông và tạp chất tách khỏi yến rồi nổi lên. Chắt bỏ phần lông nổi lên trên mặt nước, lặp lại liên tục như vậy 10 lần. Sau đó cho phần yến ra rây và xả lại với nước thêm 1 lần nữa.
- Bước 3: Khi thấy chân yến đã sạch bớt lông và các tạp chất, cho yến lên dĩa rồi dùng nhíp chuyên dụng để nhặt sạch lông măng và những tạp chất còn sót lại.
Liều lượng sử dụng
- Lượng dùng cho một người lớn thể trạng bình thường là 3-4gr/lần và dùng cách ngày.
- Người bệnh nên dùng mỗi để có hiệu quả tốt nhất, khi khỏe hẳn sẽ dùng cách ngày.
- Trẻ em dùng ½ lượng người lớn.
Hướng dẫn sử dụng
- Bước 1: Cho yến vào thố (chén) ngâm cùng nước sạch theo tỉ lệ 1:50 (1g yến tương ứng với 50ml nước), có thể cho vài lát gừng cắt lát mỏng vào ngâm cùng để món ăn được ngon hơn.Thời gian ngâm sẽ là 2- 3 tiếng để tổ yến nở và tơi, sau đó xé tơi chân yến.
- Bước 2: Đặt thố (chén) có tổ yến vào nồi chưng cách thủy, đậy nắp nồi lại. Khi thấy nước vừa sôi giảm lửa nhỏ lại, thông thường nếu sử dụng bếp lửa để làm món tổ yến chưng cách thủy thì thời gian chưng cất khoảng 30 phút.
- Bước 3: Kiểm tra nếu thấy yến đã đạt đến độ mềm thì tắt lửa và mới cho đường phèn vào (nếu dùng), ngoài ra bạn có thể cho thêm những nguyên liệu khác như gừng, táo tàu, long nhãn, hạt sen đã hấp chín… tùy khẩu vị.
Lưu ý
- Sử dụng tổ yến vào buổi tối trước khi ngủ hoặc buổi sáng trước khi ăn để có hiệu quả tốt nhất.
- Không nên chưng yến với lửa to và trong thời gian quá lâu, tránh để yến bị mất chất dinh dưỡng hay bị tan thành nước. Nếu nấu súp, cháo, các món hầm,… chúng ta chưng yến theo các bước trên rồi cho vào các món ăn sau khi đã nấu chín.
Cách bảo quản
- Bảo quản hộp yến nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc phản chiếu, tránh những nguồn nhiệt quá nóng.
- Hạn chế để yến tiếp xúc với môi trường bên ngoài, yến đã chế biến nếu chưa sử dụng hết phải bảo quản lạnh và sử dụng trong thời gian tối đa 2 ngày.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh